Thời hạn sử dụng hoặc ngày hết hạn của sản phẩm mỹ phẩm hoặc chăm sóc cá nhân là khoảng thời gian mà nhà sản xuất đã xác định sản phẩm phù hợp nhất để sử dụng. Tại mỗi quốc gia, mỗi châu lục thì hạn sử dụng mỹ phẩm sẽ có những quy định khác nhau nhưng khoảng thời gian này thay đổi còn tùy thuộc vào loại sản phẩm, cách sử dụng và cách thức bảo quản.
Theo luật pháp Hoa Kì:
Không có quy định hoặc yêu cầu theo luật pháp Hoa Kỳ hiện nay yêu cầu các nhà sản xuất mỹ phẩm phải in ngày hết hạn trên nhãn sản phẩm mỹ phẩm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất có trách nhiệm xác định thời hạn sử dụng cho các sản phẩm như là một phần trong trách nhiệm của mình để chứng minh độ an toàn sản phẩm.
Tại Châu Âu:
Theo luật EU thì nếu sản phẩm có thời gian “chưng trên kệ” (on shelf) trước khi đến tay người tiêu dùng từ 3 năm trở lên thì nhà sản xuất không cần ghi ngày hết hạn (exp date) trên bao bì sản phẩm.
Tuổi thọ trung bình của các sản phẩm sau khi sản xuất theo luật EU :
– Nước hoa có cồn (Parfum with alcohol): 5 năm
– Dưỡng da (skin care): ít nhất 3 năm
– Trang điểm (makeup): từ trung bình 3 năm (với mascara) đến hơn 5 năm (cho các loại phấn)
Hạn sử dụng
- Bắt buộc phải ghi trên tem nhãn, bao bì nếu thời hạn này dưới 30 tháng
- Không bắt buộc phải ghi trên tem nhãn, bao bì nếu thời hạn này trên 30 tháng
- Hạn sử dụng sau khi mở nắp: Trên các bao bì hầu hết đều có 1 cái ký hiệu hình cái hộp, bên trong có dạng SỐ-M (12M). M là months và SỐ đây là các tháng. Ví dụ như thấy 1M là phải dùng hết trong 1 tháng sau ngày mở nắp, 3M là 3 tháng và 12M là 12 tháng.
Tại Nhật Bản:
Mỹ phẩm Nhật thường không ghi ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng. Có một cách để kiểm tra ngày sản xuất của sản phẩm đó là tra Batch code. Batch Code là một dãy các chữ và số quy định thông tin số lô sản phẩm, ngày sản xuất của sản phẩm.
Tại Hàn Quốc:
Đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ Hàn Quốc, nhà sản xuất thường in trực tiếp ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng lên sản phẩm.
Tuy nhiên do vấn đề về thời gian, môi trường, khí hậu cách sử dụng và bảo quản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mỹ phẩm. Dưới đây là một số lý do thông dụng:
- Theo thời gian, chất bảo quản có thể bị phân hủy, cho phép vi khuẩn và nấm phát triển.
- Những sản phẩm ví dụ như mascara, sử dụng hàng ngày sẽ khiến dễ nhiễm vi khuẩn và nấm .
- Các sản phẩm như nhũ tương, là hỗn hợp của nước và dầu, có thể tách ra.
- Tiếp xúc với độ ẩm, chẳng hạn như để trong một phòng tắm, có thể làm cho sản phẩm dễ dàng nhiễm vi khuẩn và nấm mốc hơn.
- Sản phẩm có thể khô, làm cho chúng cứng và nứt khi thời tiết hanh khô hay đậy nắp không chặt.
- Thay đổi nhiệt độ và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và không khí có thể gây ra sự thay đổi màu sắc và kết cấu của sản phẩm.